Các vấn đề liên quan đến tiền mừng cưới vẫn còn là câu chuyện muôn thuở để bàn tán. Tuy nhiên,ónhờimừngnghìnđồngđượcănuốngthoảimáitrongnhàhàxemngay tôi chỉ thấy nhiều người nói đến với hàm ý tiêu cực. Tôi chưa kết hôn, nhưng có nhiều mối quan hệ bạn bè, công việc nên được mời cưới khá nhiều.
Hầu như nhận được thiệp là tôi sẽ đi, nếu không dự được thì tôi gửi tiền mừng. Tôi đi ăn cưới với tâm thế win-win: sự có mặt của mình là niềm vui cho cô dâu chú rể, tiền mừng cưới của mình (thông lệ 500 nghìn đồng) là số tiền góp vào phụ đôi trẻ trả tiền bạn tiệc. Sau đó, mình được gặp người quen, bạn bè trò chuyện vui vẻ, được ăn ít nhất 5 món trong nhà hàng, được phục vụ, uống nước ngọt, bia thoải mái...
Có lẽ tôi nhìn nhận sự việc với tâm thế tích cực nên từ đó đến giờ tôi chưa từng sợ, so đo hay thắc mắc rằng liệu sau này mình cưới và gửi thiệp mời - họ có đi không, mừng bao nhiêu...
Dĩ nhiên cũng có những đám cưới mà người mời chỉ dừng lại ở mối quan hệ xã giao nên tôi không đi, không gửi tiền mừng và cũng như chưa hề bận tâm.
Quay trở lại vấn đề, tôi thấy nhiều người đang nhìn nhận tiền mừng cưới như một khoản vay trước, một món nợ đồng lần mà ai cũng sẽ là người cho vay và rồi là người thu hồi nợ.
Như tôi đã nói, tiền thông lệ mừng cưới bây giờ rơi vào khoảng 500 nghìn đồng. Các bạn nghĩ xem, với số tiền đó làm sao vào nhà hàng ăn ít nhất 5 món, uống thoải mái, lại có không khí vui vẻ, thân mật được?
Minh Hải
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.